Nguyên nhân khiến máy tính giảm FPS, chơi game giật lag

 

Khi bạn đã tự build cho mình một bộ PC phù hợp, có đầy đủ các linh kiện và hoạt động ok rồi, bạn thậm chí còn cẩn thận test full công suất như GPU, VGA nhưng khi chơi game máy vẫn bị lag do FPS thấp, hay bị drop FPS. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng TMD Computer tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. FPS là gì?

Dành cho những ai còn đang mù mờ về khái niệm FPS: FPS (Frames Per Seconds) là thông số cho bạn biết có bao nhiêu khung hình trên giây được hiển thị trong game hay video. FPS càng cao thì hình ảnh càng mượt.

Note: Trước khi nói về các yếu tố khách quan khác, bạn nên biết rằng để đạt được FPS cao thì máy tính phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Màn hình có tần số quét cao.
  • CPU phải đủ mạnh để cung cấp các hướng dẫn game quan trọng (gồm AI, cơ chế vật lý, logic game, dữ liệu kết xuất)
  • GPU cũng phải đủ mạnh để thực hiện các lệnh này một cách nhanh chóng, tạo ra đồ họa và hiển thị trên màn hình.

2. Nguyên nhân khiến máy tính có FPS thấp, chơi game giật lag

2.1. Jack cắm giữa màn hình và VGA

Thông thường, để kết nối giữa card màn hình và màn hình máy tính thì chúng ta sẽ sử dụng cáp kết nối, tùy thuộc vào chuẩn kết nối mà có những loại dây cáp phù hợp, tương thích giữa card rời - màn hình.

Hiện nay, các chuẩn kết nối phổ biến nhất vẫn là VGA, HDMI, DVI và Displayport. Mỗi chuẩn kết nối có mức độ phổ biến và đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp màn hình có chuẩn VGA nhưng  không có kết nối HDMI, DVI (hoặc ngược lại). Trường hợp này người dùng phải sử dụng đầu chuyển đổi chuẩn HDMI hoặc DVI sang chuẩn VGA (HDMI to VGA hoặc DVI to VGA). Đây là một vấn đề bởi vì nó thực sự không chỉ là chuyển dây cắm mà còn thay đổi cả cách thức giao tiếp dữ liệu sang chuẩn khác.

Vì vậy, nó cần có một con chip để xử lý, đối với những bộ chuyển đổi xịn xò , chính hãng thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng với những bộ chuyển đổi giá rẻ, không rõ hãng sản xuất thì sẽ không đảm bảo được card rời sẽ phát huy hết khả năng của của nó mà vô tình gây ra tình trạng FPS thấp hoặc treo máy liên tục.

Vậy nên kinh nghiệm rút ra ở đây là chú ý một chút để mua cho đồng bộ, càng hạn chế cá khớp nối, jack cắm… thì máy tính càng ít gặp lỗi.

2.2. CPU giao tiếp không tốt với GPU

Đối với PC chơi game, nhiều người cho rằng chỉ nên tập trung vào card đồ họa rời. Nhưng bạn cần phải nhớ rằng card đồ họa rời chỉ có khả năng xử lý hình ảnh. Còn các thao tác lệnh, các lệnh logic trong game như hiệu ứng khói, bụi… đều do CPU xử lý. Hơn nữa, những dữ liệu GPU nhận được trước hết đều phải qua CPU điều phối. Bỏ qua vấn đề nghẽn cổ chai tức là CPU quá yếu để gồng gánh cả card rời và game để cùng xử lý.

Đôi khi vấn đề này đến từ 1 số CPU hay Mainboard, tạm gọi là lỗi nhẹ, khiến chúng giao tiếp với nhau không tốt, dẫn đến việc trải nghiệm của người dùng không được mượt mà. Và cách giải quyết khả dĩ nhất mà chúng ta có thể làm là cập nhật/nâng cấp Drive. 

Theo kinh nghiệm của mình thì lỗi giao tiếp giữa CPU với GPU là nguyên nhân phổ biến nhất mà nhiều anh em gặp phải khi máy cấu hình mạnh mà vẫn lag.

2.3. Nguồn điện yếu, không đủ điện

Đây là một nguyên nhân mà ít người nhận ra, thậm chí là chẳng thèm quan tâm. Lý do là vì khi test full load, trên thực tế rất ít người để ý đến công suất tiêu thụ, số oát của từng linh kiện. Hoặc có thể đơn giản là vì chúng ta không nắm được thông số của từng linh kiện, hay nói đúng hơn là chúng ta không hiểu ý nghĩa về thông số điện năng khi kiểm tra full load.

Vấn đề này rõ ràng xảy ra từ hệ thống nguồn, còn một nguyên nhân khác là do cụm VRM cung cấp nguồn cho các linh kiện. Tuy nhiên, khả năng dàn VRM xảy ra là cực kỳ thấp, mà nguyên nhân chủ yếu là do nguồn điện của máy tính.

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa bao nhiêu watt là đủ, thực tế thì nguồn điện nào cũng có cái gọi là công suất hiệu dụng (công suất thực) và công suất định mức (công suất tích trữ trong sản phẩm). Cái chúng ta cần quan tâm chính là công suất thực, bạn nên tìm hiểu các thông số này trên mạng hoặc một số nguồn có ghi thông số này trên bao bì. 

2.4. Lỗi phần mềm

Để chiếc PC của bạn có thể hoạt động được thì phải có sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Một chiếc PC có cấu hình phần cứng khủng đến đâu đi nữa  nhưng gặp vấn để về phần mềm thì cũng không thể mang lại cho bạn trải nghiệm mượt mà được và chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới những trận game của bạn.

Phần mềm rất quan trọng và cần được chú ý, nhất là hệ điều hành Windows. Một bản Win sạch, không có bất kỳ ứng dụng độc hại nào sẽ đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho máy

Tiếp sau đó, bạn cũng cần chú ý đến những phần mềm cài đặt không thuộc hệ thống Windows (phần mềm của bên thứ 3) bởi đôi lúc những phần mềm này không tương thích với nhau, khiến máy tính ngốn Ram hơn, CPU chạy xung không ổn định…

2.5. Phần cứng máy tính yếu

Nhiều người phàn nàn rằng dù cấu hình máy tính của họ tương đối mạnh nhưng FPS rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm chơi game, gây ra hiện tượng giật lag, đứng hình,...hình ảnh hiển thị không mượt mà.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng FPS thấp khi chơi game:

  • Card đồ họa của máy yếu
  • Drive lỗi hoặc là bản cũ đã lâu chưa cập nhật
  • CPU lỗi thời, tựa game mà bạn đang chơi không hỗ trợ tốt cho CPU đó
  • Thiếu RAM, dung lượng Ram thấp, nếu chơi các game nặng thì bạn nên sử dụng RAM ít nhất là 16GB.

Nhìn chung, phần cứng không đáp ứng được nhu cầu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng FPS thấp, nhưng cũng có không ít trường hợp FPS thấp là do hệ điều hành đang xảy ra lỗi. Vậy nên bạn hãy dựa trên các yếu tố trên để xác định xem máy tính của bạn bị vậy là do đâu nhé.

3. Kết luận

Trên đây là 5 nguyên nhân chính gây ra FPS thấp và lag trong trò chơi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sớm tìm ra “thủ phạm” và đừng quên chia sẻ với TMD Computer những kinh nghiệm của bạn liên quan đến vấn đề này nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÁY IN LASER ĐƠN NĂNG PANTUM P3012D

Laptop GIGABYTE G5 MF-F2VN333SH (i5-12450H/RAM 8GB/512GB SSD/ Windows 11)

Màn hình máy tính Samsung LS32AM501NEXXV 32 inch/FHD/VA/60Hz/Smart monitor