Những sai lầm trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị gaming gear

Gaming gear dù có đắt tiền đến đâu, thương hiệu uy tín đến cỡ nào nếu không được bảo dưỡng đúng cách thì vẫn hỏng hóc như thường. Tuổi thọ trung bình hãng đưa ra ban đầu chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn cứ quăng quật hoặc tiếp tục làm những việc gây tổn hại đến gaming gear. Mời bạn cùng xem qua những sai lầm kinh điển trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị gaming gear để phòng tránh nhé

Đầu tiên chúng ta cùng điểm qua các sai lầm trong quá trình sử dụng gaming gear

  • Trút mọi tâm trạng vào bộ gaming gear

Tốn công sức, tiền bạc để tìm hiểu và sắm cho mình một chiếc bàn phím cơ xịn xò, cả chuột, tai nghe hay mic cũng là hàng đắt đỏ. Rồi vì một phút leo rank thất bại, gặp đồng đội gà, hay đánh thua boss mà chết tức tưởi bạn trút toàn bộ cơn tức giận lên những món đồ đắt đỏ đó thì thế nào chúng cũng hỏng sớm mà thôi.

Đập bàn phím, ném chuột, vứt micro sau những trận thua thảm hại… đây là những điều tuyệt đối không nên làm với bất cứ món đồ công nghệ nào. Thay vào đó, bạn nên đặt một số đồ xả stress ngay trên bàn để có thể nắm bóp chúng khi giải tỏa cơn giận của mình2.

  • Thích mang bộ gaming gear đi khắp nơi mà chẳng buồn sắp xếp gì cả, cho tất cả vào một balo

Đây là sai lầm chết người mà nhiều anh em mắc phải. Lý do thì không phải là do thiếu tiền mua phụ kiện, mà phần lớn là do lười. Với một chiếc balo, bạn có thể cho tất tần tật những thứ trên bàn vào và nghĩ mình làm như vậy một vài lần không sao. Dần dần cái “không sao” đó trở thành thói quen, bạn cứ thế mỗi ngày đều gom cả bộ gaming gear vào cùng một chiếc balo và tha chúng đi khắp nơi. 

Nếu có thời gian nhìn lại bộ gear của mình, bạn sẽ thấy nó hỏng nhanh đến như thế nào. Chuột trầy xước, miếng da tai nghe bong tróc, bàn phím có vết nứt… Nguyên nhân là khi bỏ chung tất cả những linh kiện này vào một chỗ, bạn đã tạo cơ hội cho những món đồ đắt tiền đáng ra phải được bảo quản cẩn thận được va chạm theo đúng nghĩa đen. 

Thay vì dồn tất cả lại với nhau, bạn nên có một chiếc túi riêng cho từng món đồ. Lưu ý là túi đồ phải đúng kích cỡ, tốt nhất là có lớp chống sốc để hạn chế va đập.

  • Không dùng các món phụ kiện phổ biến 

Kê tay bàn phím cơ, lót chuột, deskmat… là các phụ kiện cũng không kém phần quan trọng mà ít người để ý tới. Nhưng mình nghĩ các bạn nên cân nhắc dùng ít nhất 1 trong 3 phụ kiện trên: 

  1. Kê tay của bàn phím cơ giúp bảo vệ cổ tay của bạn, mang lại sự cân bằng tốt hơn khi gõ và giúp bảo vệ cạnh mặt bàn ngay chỗ đặt bàn phím. Nếu lỡ nổi điên thì bạn cũng có thể trút giận vào đây thay vì bàn phím.
  2. Lót chuột giúp rê chuột hiệu quả hơn, đúng với chức năng cần thiết (Speed hoặc Control tùy loại), đồng thời bảo vệ feet chuột, bảo vệ phần dưới của chuột đồng thời tránh xây xước mặt bàn. 
  3. Deskmat đúng nghĩa là một tấm lót chuột cỡ lớn bao phủ toàn bộ bàn làm việc. Có rất nhiều loại deskmat khác nhau nhưng dù bạn có sử dụng loại nào, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt hay không thì khi được đặt trên mặt bàn, nó sẽ giúp bảo vệ toàn bộ thiết bị của bạn, đồng thời mặt bàn cũng được bảo dưỡng tốt hơn.

Bạn nên cân nhắc việc sắm cho mình những món phụ kiện vừa kể ở trên bởi chúng sẽ có lợi về nhiều mặt đấy.

Ở phần tiếp theo của bài viết, chúng ta hãy cùng điểm qua những sai lầm trong quá trình bảo quản và vệ sinh thiết bị gaming gear, đây là những sai lầm rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hỏng hóc của gaming gear. 

  • Lười vệ sinh tai nghe và micro sau khi sử dụng

Tai nghe có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau tùy thuộc vào các thương hiệu. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có đệm da ở tai nghe. Bạn hãy thử tưởng tượng  việc đôi tai được ủ kín trong đó hàng giờ đồng hồ với mồ hôi nhễ nhại trên trán, trên đầu và xung quanh tai. Mic thì nói một thôi một hồi với đủ các thể loại la mắng chán chê cũng có đủ thứ bắn ra. Và rồi sau đó bạn chẳng thèm lau chùi hay vệ sinh chúng một lần, lần sau lại tiếp tục bỏ ra dùng. Ngày qua ngày, nếu chúng không hư thì cũng bốc mùi khủng khiếp.

Nhưng bạn cũng đừng lười mà chỉ vệ sinh chúng qua loa với nước thông thường. Bạn cần lau chúng với vải mềm và dung dịch dịch tẩy rửa chuyên dụng, tuyệt đối không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh. 

  • Vệ sinh gear với chất tẩy rửa mạnh, sử dụng máy sấy tóc hoặc phơi thiết bị ở những nơi nhiệt độ cao

Xăng mạnh, chất tẩy rửa đậm đặc là điều tuyệt đối cấm kỵ với mọi thiết bị. Khi cọ xát với bề mặt của gear, chúng sẽ ăn mòn lớp sơn bên ngoài, làm mất màu hoặc thậm chí là gãy giòn, dễ vỡ. Các bộ phận kim loại thì bị oxi hóa cực mạnh, các bộ phận liên quan tới phần thiết lập nhạy cảm mà bị dính các chất này thì coi như xong, bạn sẽ tạm biệt bộ gear của mình sớm thôi.

Thay vào đó, hãy vệ sinh các thiết bị bằng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc dùng cồn y tế (loại dưới 70 độ) để lau sạch các vết bẩn và mồ hôi sót lại, sau đó sử dụng vải mềm không lông lau lại một lần nữa và để khô tự nhiên

Tuyệt đối không làm khô thiết bị bằng cách phơi chúng dưới ánh nắng trực tiếp hoặc sấy khô bằng máy sấy tóc. Việc sử dụng nguồn nhiệt mạnh để làm khô các thiết bị sẽ làm chảy các phần nhạy cảm trong gear hoặc làm biến dạng phần ngoài. Nói chung mức độ tàn phá cũng không kém gì khi sử dụng chất tẩy rửa mạnh.

  • Không bao giờ vệ sinh bàn phím cơ

Có một sự thật là không ít anh em siêu lười không bao giờ vệ sinh bàn phím cơ bởi so với những linh kiện dễ làm sạch như tai nghe, chuột, loa,... thì bàn phím cơ cần phải chùi quét sâu bên trong từng khe phím khá mất công. Nhiều bạn cứ thế để đó hàng tháng trời mà không thèm vệ sinh bàn phím cơ.

Việc này cực kỳ có hại cho chiếc bàn phím của bạn, không chỉ đối với các switch bên dưới mà còn với mạch và phím. Đặc biệt nếu bạn nuôi thú cưng trong nhà thì còn đáng sợ hơn, hãy thử tháo hết các phím ra bạn sẽ thấy bên dưới các phím toàn lông là lông. Nếu để lâu ngày sẽ gây hại cho sức khỏe cực kỳ.

Cách tốt nhất là cứ 2-3 ngày hoặc ít nhất là 1 tuần 1 lần, bạn nên dùng cọ nhỏ kết hợp với cọ lớn quét một vòng khắp các kẽ hở bên ngoài phím để loại bỏ bụi và các chất bẩn tích tụ hằng ngày. Sau đó, cứ 6 tháng 1 lần tháo hết các phím ra để vệ sinh kỹ càng. Trước khi vệ sinh cần phải tham khảo kỹ cách làm: cách tháo lắp keycap, gỡ switch, cách vệ sinh phía trong như thế nào. Bởi vì khi đã vệ sinh bên trong, chỉ cần một lần chệch choạc là quá đủ để phải trải giá bằng một hoặc nhiều switch, thậm chí là cả bảng mạch ngay. 

Tuy nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng bạn chỉ cần cẩn thận làm 1-2 lần là quen thôi. Hãy cố gắng tập thành thói quen vệ sinh bàn phím thường xuyên để duy trì tuổi thọ vốn có của nó. 

Trên đây là những sai lầm trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị gaming gear. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tránh được những sai lầm ấy và bảo quản thật tốt bộ gaming gear yêu quý của mình. Trong trường hợp bộ gaming gear của bạn đã quá cũ hoặc có dấu hiệu hư hỏng, hãy ghé ngay tới TMD Computer để sắm cho mình bộ gear ưng ý để trải nghiệm những giờ giải trí đỉnh cao nhé. Chúc các bạn có một bộ gear ngon khỏe để yên tâm chơi game lâu dài.

---------------------------------------------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH TMD BẮC NINH

63 TRẦN LỰU – KHU 6 THỊ CẦU – THÀNH PHỐ BẮC NINH – TỈNH BẮC NINH

Hotline : 0913 216 127

Mua hàng online : 0916 215 029

Dịch vụ/kỹ thuật : 0968 496 161

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÁY IN LASER ĐƠN NĂNG PANTUM P3012D

Những điều cơ bản về Màn hình gaming bạn cần biết

Laptop HP 15s-fq2712TU 7C0X2PA - Laptop Văn phòng dành cho HSSV