NÊN CHỌN TẢN NHIỆT NƯỚC HAY TẢN NHIỆT KHÍ CHO BỘ PC CỦA BẠN?
Các game thủ dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư chắc chắn đều nắm rõ những điều cơ bản khi lựa chọn một bộ PC gaming như CPU nào tốt, VGA chiến game khỏe hay màn hình nên chọn của hãng nào để có chất lượng hiển thị tốt...Tuy nhiên một điều quan trọng mà các game thủ thường bỏ quên là khả năng tản nhiệt của bộ máy. Máy tính tản nhiệt có tốt hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất của máy. Hiện nay thị trường đang phổ biến 2 loại công nghệ làm mát là tản nhiệt nước và tản nhiệt khí. Vậy PC gaming nên chọn loại tản nhiệt nào để tối ưu hiệu suất của máy? Hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Tản nhiệt là gì?
Trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ tản nhiệt là gì. Tản nhiệt là bộ phận làm mát CPU để duy trì hiệu suất hoạt động cao và hạn chế các tình huống bị đứng máy do nhiệt độ CPU quá cao. Nếu tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả sẽ dễ làm hỏng CPU và các linh kiện kết nối với bo mạch chủ. Hiện tại trên thị trường đang sử dụng 2 công nghệ làm mát là Air Cooler (tản nhiệt khí) và Liquid Cooler (làm mát bằng nước).
2. Tản nhiệt khí (Air Cooler)
Tản nhiệt khí có cấu tạo đơn giản gồm một ống dẫn nhiệt bằng đồng hoặc lá nhôm đi cùng quạt. Về cơ bản, tản khí là hệ thống làm mát sử dụng quạt để tạo ra luồng không khí động thổi hơi nóng qua các khe hở của máy. Tản khí được sử dụng rộng rãi từ các bộ PC giá rẻ cho đến các bộ đắt tiền bởi khả năng tản nhiệt hiệu quả. Ngoài ra , tản nhiệt khí còn ghi điểm bởi:
- Giá thành rẻ: Ưu điểm lớn nhất của tản nhiệt khí là giá rẻ. Để xây dựng một bộ tản nhiệt khí thì bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua sắm bởi hầu như các thùng máy, CPU hay VGA đều được trang bị sẵn. Phần quan trọng nhất của bộ tản nhiệt này là quạt. Bạn có thể mua các thành phần này với giá vừa phải và tùy theo sở thích của bản thân.
- Dễ dàng sửa chữa: một ưu điểm nữa của tản khí là dễ sửa chữa khi hỏng hóc. Cho dù là vấn đề của bộ tản nhiệt hay hệ thống phần cứng thì việc tháo bộ tản nhiệt khí để kiểm tra cũng dễ dàng hơn tản nước rất nhiều.
Tuy vậy vẫn có nhiều game thủ ngại lựa chọn loại tản này do e ngại tiếng ồn của nó và khả năng bám bụi cao. Để khắc phục nhược điểm này thì nhiều hãng công nghệ đã nghiên cứu tối ưu hóa thiết kế các cánh quạt để làm bảo luồng gió lớn nhất, tản nhiệt nhanh mà không gây ra tiếng ồn.
3. Tản nhiệt nước (Liquid Cooler)
Tản nhiệt nước có 2 dạng phổ biến là tản nhiệt kit ( tản nhiệt hoàn chỉnh, lắp đặt đơn giản không cần có quá nhiều kiến thức kỹ thuật) và tản nước custom (mua riêng từng bộ phận: block, rad, ống nước.... và lắp đặt, cần phải có chuyên môn kinh nghiệm cao). Do đó, nếu bạn không quá rành về kỹ thuật thì nên chọn loại tản nhiệt kit.
Về cơ chế hoạt động thì tản nhiệt nước cũng có 1 bề mặt tiếp xúc với CPU để khuếch tán nhiệt, 2 dây dẫn nước làm mát và 2 dây dẫn nước làm mát và két làm mát radiator. Nhiệt tại CPU qua bề mặt tiếp xúc được hấp thụ vào chất lỏng (thường là hỗn hợp nước cất và ethanol), nhờ hệ thống bơm cánh quạt bên trong thùng rad. Tại đây, nước nóng sẽ chảy theo chiều dài rad và giảm dần nhiệt độ nhờ hệ thống heatsink (các lá nhôm hoặc đồng xếp hình mang cá), sau đó nước lạnh sẽ theo dây còn lại chạy về CPU. Nước lạnh quay trở về CPU thường có nhiệt độ 2030 độ, đồng nghĩa với nhiệt độ giảm từ 5070% so với trước đó. Về rad, trên thị trường hiện có 3 loại kích cỡ phổ biến là 120mm, 240mm và 360mm tương ứng với số quạt tản nhiệt là 1 quạt, 2 quạt và 3 quạt.
So với tản khí thì tản nước có 1 số ưu điểm như sau:
- Có thiết kế hiện đại bắt mắt, tản nhiệt nước nếu kết hợp cùng hệ thống đèn RGB sẽ càng tôn lên vẻ lung linh cho bộ máy của bản. Một chiếc vỏ case với đèn LED nổi bật cùng một bộ tản nước xịn xò thì chỉ ngồi nhìn thôi đã thích mê rồi đúng không.
- Hiệu quả tản nhiệt tốt: Sự chuyển động của làn nước giúp giải phóng nhiệt nhanh hơn và hiệu quả hơn. Với những bộ PC có cấu hình khủng để chơi game, thiết kế đồ họa hay render Video thì sử dụng tản nước là giải pháp tối ưu
- Không gây tiếng ồn:Không như hệ thống quạt của tản nhiệt khí, hệ thống tản nhiệt nước hoàn toàn không gây ra quá nhiều tiếng ồn. Cực kỳ phù hợp cho những bạn thích sự yên tĩnh tuyệt đối khi sử dụng.
- Giảm tần suất vệ sinh, không cần bảo trì: thêm một ưu điểm nữa của tản nhiệt nước là hệ thống sẽ cực ít bụi bẩn. Nhờ ưu điểm này sẽ giảm thiểu tối đa thời gian vệ sinh cũng như bảo trì thiết bị.
Tuy nhiên, giá thành của tản nhiệt nước cũng cao hơn so với tản nhiệt khí. Ngoài ra, việc lắp đặt một hệ thống tản nhiệt nước cũng rất tốn thời gian, đòi hỏi phải có kiến thức kỹ thuật cao. Vì vậy, nếu bạn muốn tự mình build một bộ PC gaming thì nên cân nhắc kỹ việc lựa chọn tản nước hay tản khí. Vì nếu lắp tản nước không đúng cách thì sẽ rất dễ bị rò rỉ nước, gây cháy chập, ảnh hưởng đến độ bền của các linh kiện bên trong.
4. Vậy nên sử dụng tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí?
Việc chọn tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng máy tính và cấu hình chiếc máy tính của bạn.
Với mức chơi game trung bình thì bạn chỉ cần một bộ tản khí là đủ. Như vậy chiếc PC của bạn đã hoạt động tốt mà nhiệt độ cũng không quá cao, tuy nhiên sẽ hơi ồn và bạn sẽ phải chăm vệ sinh máy hơn.
Tản nước sẽ giữ cho máy ở nhiệt độ thấp nhất, nhưng nếu bạn muốn sử dụng tản nhiệt nước thì sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để đầu tư, đổi lại chiếc PC gaming của bạn sẽ vừa mát lại vừa đẹp với hiệu ứng đèn led RGB. Tuy nhiên thì bạn nên xác định xem mình có thật sự cần tới một chiếc tản nước không chứ không phải bạn cứ mua là tốt.
Với những chia sẻ của TMD Bắc Ninh, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi nên chọn loại tản nhiệt nào rồi phải không. Hi vọng bạn có thể chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Nếu bạn vẫn còn phân vân thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét